Trình tự và thủ tục cấp Giấy phép nhà ở kết hợp văn phòng

Cũng giống như nhiều công trình xây dựng khác, nhà ở kết hợp văn phòng trước khi xây dựng cũng cần xin cấp phép từ cơ quan chức năng. Vậy toàn bộ trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép nhà ở kết hợp văn phòng gồm những gì?

Tại các thành phố, khu đô thị sự xuất hiện của kiểu nhà ở kết hợp văn phòng ngày một nhiều. Tuy nhiên, người dân không thể tùy tiện xây dựng hay sửa chữa. Trước khi xây dựng hay sửa chữa nhà ở kiêm văn phòng, cần xin giấy phép xây dựng, sửa nhà tại các cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện cấp phép xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng

Theo quy định  tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014, điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp văn phòng tại đô thị gồm:

Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại…;

Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định;

Bên cạnh đó, nhà riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị.

Trường hợp nhà riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng gồm những gì?

Dẫn theo Chương V của Luật Xây dựng thì hồ sơ xin phép xây dựng. Các công trình nhà ở đơn lẻ hay nhà ở kết hợp văn phòng, văn phòng cho thuê gồm có:

Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng (theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn);

Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng 2019 thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng).

Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì hồ sơ cần phải có Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng. (Trong trường hợp này chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch).

Nộp lệ phí cấp Giấy phép xây dựng. Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự và thủ tục xin phép xây dựng hoặc sửa nhà ở văn phòng mới nhất

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người dân có đơn xin xây dựng nhà nộp tại bộ phận địa chính – xây dựng UBND xã, phường, thị trấn.

Bước 2: Cán bộ xây dựng tiếp nhận đơn và đi kiểm tra thực tế.

Bước 3: Xác nhận vào đơn và trình lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn xem xét giải quyết.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn xin xây dựng nhà; Bản vẽ sơ bộ; Số lượng hồ sơ 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND xã, phường, thị trấn.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không.

h) Lệ phí (nếu có): Không.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Xin giấy phép nhà ở kết hợp văn phòng ở đâu?

Tìm hiểu rõ thẩm quyền, chức năng của các cơ quan cấp phép sẽ giúp chủ đầu tư xác định đúng được nơi mình cần tới làm việc. Từ đó, tiết kiệm được thời gian công sức.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể, rõ ràng. Tùy thuộc vào đối tượng xin cấp phép xây dựng cụ thể như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II (xác định theo hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng do Bộ xây dựng ban hành); công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của UBND cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và tại những khu vực theo quy định của UBND cấp huyện khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

*Lưu ý: Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.

Nguồn sưu tầm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *